DBA – Database Administrator_Full Overview

  Chào các bạn,

 Hẳn chúng ta đều nghe qua cụm từ “DBA” (viết tắt của chữ Database Administrator) khi học chuyên ngành Khoa Học Máy Tính – Computer Science. Hoặc nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe về nó, chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc, phải không ?

Hôm nay, nhân lúc “trà dư tửu hậu”, tôi xin được chia sẻ 1 chút về cụm từ này. DBA là ai ? Công việc của họ là gì ?

 DBA – Database Administrator, cụm từ này nếu được tra trong từ điển chuyên ngành IT, chắc bạn cũng biết nó có nghĩa là “Người Quản trị Cơ sở Dữ Liệu”. Họ đảm nhận 3 nhiệm vụ chủ yếu sau :

 > Chịu trách nhiệm về việc Thiết Kế và Truy Vấn Dữ Liệu – Database Design and Retrieving

 > Cố vấn cho nhóm Phát triển Phần mềm có sử dụng Cơ sở Dữ Liệu (thường nhóm này là Developer trong 1 dự án cùng làm việc với DBA)

 > Giữ liên lạc với Người dùng cuối – End user, tức các Khách Hàng hay những người sử dụng khác không phải là người am hiểu lắm về IT, nhưng họ cần sử dụng Cơ sở dữ liệu phục vụ cho nhu cầu khác, ví dụ : Phân tích báo cáo Tài chính, Dự báo, ra quyết định dựa trên việc Tổng Hợp các Số Liệu/ Dữ liệu Thống Kê …

 Vậy là các bạn có thể hiểu Khái quát về con người này – Database Administrator rồi nhé ! 🙂 Họ thật sự không phải ngồi “code – kiếc” gì nhiều như các Developer/Programer. Họ chỉ sử dụng các Công cụ – Tools để giải quyết công việc hàng ngày của họ. Các Tools này không chi khác, chính là các Bộ Phần mềm Quản trị Cơ sở Dữ Liệu như Microsoft SQL Server, Oracle, DB2, v.v …

 Vậy, công việc hàng ngày của DBA là gì ?

 Như các bạn đã xem đoạn Clip nói về DBA mà tôi vừa up lên Blog, khái niệm về DBA lúc đầu không mấy rõ ràng, công việc của họ tùy vào yêu cầu của Công ty thuê họ. Tuy nhiên, là DBA – họ chủ yếu thực hiện 2 tác vụ sau: Truy vấn và Quản Lý Database. Họ cũng có thể Thiết Kế 1 phần hoặc hoàn toàn 1 hoặc nhiều Database và các thành phần dữ liệu của nó dựa vào yêu cầu của Công ty – nếu như cần tạo thêm Database. Sau đó, họ tiến hành việc tổ chức và truy vấn dữ liệu trên DB này sao cho hiệu quả. Và 1 việc quan trọng là họ phải quản lý các DB này và đảm bảo các kết nối đến DB được xuyên suốt. Họ cũng phải lên kế hoạch sao lưu dự phòng DB, đề phòng nó gặp sự cố rủi ro (virus, hacker …) hay các thảm họa (cháy nhà, động đất, …). Việc dự phòng DB sẽ tùy theo từng kịch bản cụ thể mà tiến hành, chẳng hạn lên Lịch Trình Backup toàn bộ Cơ sở Dữ Liệu – cách 5 hay 10 phút … thì Backup – Sao lưu dự phòng Database 1 lần. Họ cũng đảm nhận  luôn việc quản lý các đăng nhập trao quyền cho những người cần khai thác Dữ Liệu trên Hệ thống Database của họ, điều này dễ hiểu thôi, vì họ cần phải biết ai cần đăng nhập vào Cơ sở Dữ Liệu, và đăng nhập vào để khai thác, sử dụng Dữ Liệu gì.

Có 1 số công ty đòi hỏi DBA kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác nữa. Tuy nhiên, DBA cũng cần phải biết “say NO”. Nói chung, công việc của DBA khá “nhàn” và “rảnh rỗi”, thu nhập cũng “thoải mái” … tùy theo thỏa thuận của họ với công ty. Thời gian làm việc của họ cũng khá linh động, 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ ngồi ở phòng Cơ sở Dữ Liệu của Công ty hoặc hơn, rồi sau đó “muốn đi đâu thì đi”, miễn đừng vào chỗ “Không Phận sự Cấm Vào” 🙂 Chắc một số người lấy làm lạ vì sao lại “rảnh” quá phải không ? Không lạ, vì công ty thuê nhiều người làm DBA, chứ không chỉ 1 người !

 Vậy triển vọng cho ai muốn theo nghề DBA này là gì ?

Có khá nhiều công ty thuộc các lĩnh vực Tài Chính, Ngân Hàng, Chứng Khoán, Buôn bán … và ngay cả các công ty Thiết kế các phần Mềm trong và ngoài nước cần đến DBA. Nhưng bạn phải thật sự giỏi“đáng tin cậy”. Làm sao để “nhập cuộc” ? Câu trả lời khá đơn giản, “Chuyên Môn” và “các mối quan hệ”. Chuyên môn giỏi + Mối quan hệ đáng tin (với Sếp của công ty đó, chẳng hạn 🙂 ) để được nhận vào làm trong phòng Dữ Liệu. Tại sao lại cần có mối quan hệ ? Dễ hiểu, giả sử bạn là Nhà Tuyển Dụng hoặc Chủ Doanh Nghiệp đang cần thuê DBA, bạn có an tâm không khi trao toàn bộ Hệ thống Dữ Liệu công ty mình cho 1 DBA tuy giỏi, nhưng lạ huơ lạ hoắc, không biết chừng lại là gián điệp thông tin của đối thủ cạnh tranh cài vào ? Trở lại câu chuyện phòng Cơ sở Dữ Liệu, thông thường, phòng này có thể gồm từ 3 – 5 người, hoặc hơn, tùy quy mô của công ty, và thường có 1 người Quản trị Mạng – System Network Administrator để quản lý chung về Network của công ty, và cũng vì Hệ thống Database nằm trên Network của công ty.

Nên nhớ, công việc chủ yếu của bạn là của 1 Quản trị viên Cơ sở Dữ LiệuDatabase Administrator.

9 thoughts on “DBA – Database Administrator_Full Overview

  1. Không lấy làm lạ khi ở VN, DBA buộc phải kiêm nhiệm nhiều việc khác … Lấy VD : 1 số công ty Phần Mềm nói là tuyển DBA, nhưng khi vào làm rồi, có khi phải kiêm luôn cả “chức” Developer. Tại sao ? Vì không lẽ việc tuning DB của DBA đã xong, mà nhóm Developer còn loay hoay hoài dẫn đến “cháy Dự án” ? Họ lại quay sang bảo DBA “sao mà cậu rảnh thế ?”, và Mr Boss lại vào cuộc … Họ không hiểu và (có lẽ) không muốn hiểu việc thật sự của DBA. Họ chỉ thấy trước mắt, anh này xong việc, còn anh kia đang loay hoay, thế là đút người vào (DBA kiêm luôn Developer) “chạy Dự án” cho xong !

    Like

    • Quả đúng như bạn nói ! Và, cũng 1 phần lý lo nữa là Mr Boss lý luận : “Cậu DBA này, tôi xem Hồ sơ cậu, thấy cậu học 4-5 năm đèn sách ở trường đại học, dường như không chỉ học mỗi môn Quản trị Cơ Sở Dữ Liệu đâu hỉ ?…” –> kết cuộc như comment của bạn đó. 😀

      Like

  2. mình không thích developer, cũng không thích ngồi cặm cụi code hàng giờ bên máy tính. Vậy mình có thể học DBA được không?

    Like

    • Cũng được thôi bạn. 🙂 Thực tế là DBA không cần phải “code kiếc” chi cả. Nhưng DBA có thể yêu cầu bạn hơi … kiên nhẫn, kỹ tính một chút nha bạn.
      Cám ơn bạn đã quan tâm.

      Like

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.